Tình trạng trẻ biếng ăn, lười ăn luôn khiến các bậc phụ huynh rất đau đầu nhưng vẫn không thể tìm ra giải pháp dứt điểm. Nghiêm trọng hơn, nếu để lâu dài, việc biếng ăn của trẻ sẽ dẫn đến những hệ quả như thiếu chất dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn và các chứng bệnh khác. Để chấm dứt tình trạng này, bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho vấn đề này.
Trẻ biếng ăn là gì?
Khái niệm biếng ăn thường được định nghĩa là khi trẻ không chịu ăn đủ lượng thức ăn cần thiết do chán ăn, dẫn đến thời gian ăn kéo dài hơn 30 phút hoặc thậm chí hàng giờ. Biếng ăn vốn không phải là một bệnh thực sự mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hoặc tâm lý.
Biếng ăn, ăn ít sẽ dẫn đến thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, béo, vitamin, nguyên tố vi lượng… dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu vi chất như khô. mắt, thiếu máu,… và nặng hơn là suy dinh dưỡng. Vì thế cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến con chán ăn và đưa ra giải pháp thích hợp.
Tình trạng biếng ăn dẫn đến những hậu quả nào?
Việc trẻ lười ăn, chán ăn, ăn ít làm cho chất dinh dưỡng trong cơ thể thiếu hụt so với nhu cầu cung cấp cho hoạt động hàng ngày, vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé, cụ thể là các biến chứng như:
Trẻ nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng
Trẻ chậm lớn so với bạn bè đồng trang lứa
Trẻ có trí não chậm phát triển
Trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, và đau bụng
Trẻ dễ bị cảm cúm, mỏi mệt, hay sốt
Dấu hiệu nào cho thấy trẻ biếng ăn?
Trẻ được coi là biếng ăn khi có từ hai triệu chứng như sau trở lên:
- Không hoàn thành một phần ăn hoặc bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
- Ăn ít hơn 1/2 khẩu phần so với tuổi của trẻ
- Ngậm thức ăn trong miệng lâu và không chịu nuốt.
- Khóc quấy, không chịu ăn, bỏ chạy hoặc nhìn thấy thức ăn.
- Không tăng cân trong 3 tháng liên tục.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ là gì?
Trẻ bị ốm, bệnh dẫn đến chán ăn: Khi bị bệnh sức khỏe của bé không tốt dẫn đến tình trạng bé bỏ bữa lười ăn chán ăn, Tùy theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể, bé có thể mắc những chứng bệnh sau:
- Trẻ nhiệt miệng hoặc mọc răng, sưng nướu
- Trẻ bị đau bụng, đầy hơi, rối loạn đường tiêu hóa
- Trẻ bị sốt, cảm cúm, ho đờm
- Cơ thể trẻ mệt mỏi, suy nhược
Trẻ biếng ăn đến từ thói quen xấu của bố mẹ:
Hiện nay nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ chiều chuộng con, để con ăn trong thời gian quá lâu làm cho trẻ ỷ lại, quen với việc ngậm thức ăn mà không nhai và nuốt. Lâu dần, bé tự có có thói quen không tập trung khi ăn, ăn chậm, lười ăn và biếng ăn.
Đặc biệt, tình trạng này kéo dài khiến Bé chỉ ăn những thức ăn dạng lỏng như sub cháo mà hoàn toàn bài trừ các thức ăn khác như đồ ăn thô cụ thể là đồ ăn phải nhai như thịt, cá, cơm, rau củ,… khiến cơ thể thiếu nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng khiến bé chậm phát triển về thể chất và trí não so với bạn bè đồng trang lứa.
Thực đơn mà bố mẹ xây dựng cho bé quá nhàm chán, thiếu sự thay đổi:
Nếu các bữa ăn của bé chỉ lặp đi lặp lại và bố mẹ không thường xuyên thay đổi bữa cũng như trình bày món ăn lạ mắt, khơi dậy sự thích thú của bé, thời gian dài sẽ khiến bé chán ăn, bỏ bữa.
Vì vốn dĩ trẻ em luôn thích những sự mới lạ và trang trí bắt mắt, do đó bố mẹ hãy chú ý đến những bữa ăn ở nhà của con và thường xuyên có sự sự đổi mới trong khẩu phần ăn hàng ngày mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, khoa học và lành mạnh.
Bố mẹ cho bé ăn bữa phụ quá nhiều khiến bé không tập trung vào bữa chính:
Sai lầm của bố mẹ đó là khi thấy con bữa chính sẽ bổ sung cho con thật nhiều bữa phụ vì sợ con thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi bố mẹ cho bé ăn bữa phụ nghĩa là đã đã mang đến cho bé cơ hội được lựa chọn, mặt khác các bữa phụ thường là đồ ngọt, dễ ăn, không có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại chứa hàm lượng đường cao, vì thế có nhiều năng lượng và bé sẽ không cảm thấy đói.
Thực tế, các bé có thể không ăn bữa phụ từ 2 đến 3 ngày hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, ngược lại, có thể rèn cho con con thói quen tập trung vào bữa chính. Trước bữa ăn, bố mẹ không nên cho con ăn các món ăn vặt khác như: khoai tây chiên bim bim nước ngọt và sữa vì như vậy sẽ khiến bé lửng bụng và không muốn ăn các bữa chính.
Bé biếng ăn do cơ thể đang thiếu khoáng chất và vitamin:
Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chán ăn và lười ăn ở trẻ em. Các khoáng chất và vitamin mà độ tuổi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường thiếu đó là kẽm, các nhóm vitamin, sắt,… Những vi khoáng này khiến bé lười ăn và cần được cha mẹ chú ý bổ sung. Bố mẹ có thể đưa con đến các cơ sở y tế và chuyên gia dinh dưỡng để nắm được tình trạng sức khỏe và nhu cầu bổ sung của con một cách chính xác nhất.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn đến từ yếu tố di truyền:
Nếu gia đình có người có tiền sử mắc các bệnh như xơ gan, suy thận, viêm khớp, viêm đại tràng,… thì con có nguy cơ biếng ăn cao hơn. Đó là một nghiên cứu được đưa ra từ các chuyên gia và bác sĩ. Mặt khác, nếu trước kia bố mẹ có hiện tượng biếng ăn thì con hoàn toàn có thể có yếu tố di truyền từ bố mẹ.
Những thay đổi môi trường tác động động đến cơ thể làm cho bé lười ăn
Đây hoàn toàn là một nguyên nhân phổ biến đối với các bé mới đi học mẫu giáo hoặc có những sự thay đổi đột ngột từ môi trường bên ngoài như chuyển nhà, chuyển nơi ở. Bé chưa thích ứng kịp và có sự thay đổi trong tâm lý dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn, bố mẹ cần chú ý động viên, chăm sóc con trong giai đoạn này để bé có thể bắt kịp đà tăng trưởng.
Một vài những nguyên nhân khác cũng có thể đến từ môi trường khiến bé không tập trung ăn như bé vừa ăn, vừa xem tivi, vừa chơi đồ chơi và chỉ ngậm thức ăn trong miệng hoặc bố mẹ thường la mắng, ép trẻ ăn khiến tâm lý sợ ăn hình thành, thức ăn không hợp khẩu vị của bé,…
Các giải pháp để chấm dứt tình trạng biếng ăn ở trẻ
Hạn chế tối đa cho bé ăn vặt trước các bữa ăn chính:
Thêm nhiều bữa phụ khiến trẻ lười ăn, cảm thấy no bụng, vì thế mẹ nên tập thói quen cho bé không ăn vặt trước bữa cơm để kích thích bé thèm ăn và muốn ăn.
Cha mẹ tuyệt đối không nên ép bé ăn:
Bố mẹ không nhất thiết phải ép bé phải ăn đủ lượng thức ăn hay đủ bữa một ngày ngày. Nếu bé có dấu hiệu biếng ăn không đến từ nguyên nhân bệnh lý và sức khỏe, mẹ hãy để kệ bé, chờ khi bé thực sự đói. Việc dọa nạt và gượng ép chỉ khiến bé hình thành tâm lý sợ ăn, từ đó, chứng biếng ăn ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Luôn thay đổi thực đơn đa dạng, trình bày món ăn bắt mắt:
Khi bé biếng ăn, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để chăm chút cho những bữa ăn của con. Cố gắng thay đổi đa dạng thực đơn để đảm bảo dinh dưỡng và trình bày các món ăn đẹp mắt hơn để kích thích sự thích thú của trẻ.
Một gợi ý khác là bố mẹ có thể để con tự chọn thực đơn:
Khi trẻ lớn hơn, các bậc phụ huynh có thể hỏi con muốn ăn gì và làm những món theo sở thích của con, điều này sẽ giúp con ăn nhiều hơn và không còn sợ ăn. Đồng thời bố mẹ cũng không nên ép con ăn những món mà con không thích. Nếu con không thích ăn thịt, mẹ có thể thay vào đó những món ăn khác chứa chất dinh dưỡng tương tự hoặc biến tấu những cách làm để con không cảm thấy nhàm chán.
Không cho bé xem tivi chơi đồ chơi trong khi ăn:
Sai lầm của bố mẹ nó là khi con biếng ăn thường chiều chuộng con bằng cách cho trẻ vừa xem tivi, vừa ăn. Điều này chỉ khiến bé càng mất tập trung vào bữa ăn chính, bố mẹ cần nghiêm túc trong việc ăn uống của con để bé có một sức khỏe tốt.
Làm không khí bữa ăn trở nên vui vẻ hơn:
Ngoài việc dùng bữa cùng gia đình, cha mẹ hãy để trẻ tự cảm nhận món ăn bằng cách sờ, bóc (trẻ nhỏ) và hướng dẫn trẻ sử dụng thìa, nĩa (trẻ lớn). Khi bé tự ăn, cha mẹ cũng nên vỗ tay, động viên, giúp bé thích thú và bé ăn ngon miệng hơn. Điều khiến không khí trong bữa ăn trở nên vui vẻ thoải mái rất có lợi cho việc cải thiện chứng biếng ăn, bé sẽ không còn sợ ăn mà thay vào đó là háo hức khi giờ ăn tới.
Chú ý đến thời gian của mỗi bữa ăn:
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiếu động, các bé có thể khó ngồi yên trong giờ ăn. Vì vậy, cha mẹ chỉ nên cho trẻ bú trong khoảng 30 phút, kể cả khi trẻ ăn ít. Vì như vậy, bé không chỉ tránh được căng thẳng về tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn của trẻ.
Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và ăn cùng các thành viên trong gia đình nếu có thể:
Bố mẹ hãy cho bé biết đã đến giờ ăn trước khi bắt đầu bữa ăn khoảng 10-15 phút. Hầu hết trẻ em đều thích bắt chước hành động của người khác. Vì vậy, cha mẹ nên ăn đúng giờ và là tấm gương tốt cho con cái về việc ăn uống lành mạnh. Từ đó, thói quen ăn uống và chứng kén ăn của bé sẽ được cải thiện rõ rệt.
Bổ sung các loại TPCN giúp giải quyết vấn đề biếng ăn:
Hiện có rất nhiều loại TPCN hay Vitamin cho bé giúp hỗ trợ bé ăn ngon, giảm tình trạng biếng ăn. Mẹ có thể tham khảo 1 số loại dưới đây:
Siro cho trẻ biếng ăn Centrum Kids của Úc
Siro Centrum Kids đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, thành phần lysine, sắt và vitamin nhóm B kích thích bé ăn ngon và hấp thu tốt vào cơ thể, chuyển hóa thành năng lượng cho bé hoạt động.. Nguồn dưỡng chất này dạng siro rất dễ dàng để cho bé uống. Sản phẩm phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi.
Chi tiết sản phẩm và một số sản phẩm khác cho bé biếng ăn:
- [MẪU MỚI] Centrum Kids – Siro Vitamin dành cho bé biếng ăn chính hãng ÚC
- [MẪU MỚI]Bột Bioisland Lysine cho bé 150g
- [MẪU MỚI] Kẽm Bioisland Zinc 120 viên nhai – Bổ sung Kẽm cho trẻ từ 1 tuổi
Trên đây là những thông tin cần thiết mà cha mẹ nên biết về nguyên nhân cũng như giải pháp về chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Hi vọng các bậc phụ huynh có thêm kiến thức trong việc chăm con và chúc các bé luôn hay ăn chóng lớn, nghe lời cha mẹ!