[GIẢI ĐÁP] Biếng ăn sinh lý là gì và những điều mẹ cần biết

Hiện nay, biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp ở trẻ khi bước vào các giai đoạn phát triển khác nhau. Biếng ăn sinh lý thường gặp phải trong thời gian ngắn và ít gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhưng nếu cha mẹ chủ quan không để ý hoặc xử lý chưa đúng cách, tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn và chuyển thành biếng ăn tâm lý, khi đó rất khó để khắc phục.

Biếng ăn sinh lý là gì?

Trước tiên, các mẹ cần hiểu trẻ biếng ăn bao gồm 3 dạng: biếng ăn tâm lý (trẻ có dấu hiệu sợ hãi mỗi khi ăn do từng bị la mắng, ép ăn…), biếng ăn bệnh lý (có thể xảy ra khi trẻ bị bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn) và biếng ăn sinh lý (thông thường sẽ xuất hiện khi trẻ bước vào giai đoạn biến đổi về thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên, ví dụ như trẻ mọc răng, tập bò, tập đi…).

Biếng ăn sinh lý là gì?

Nếu như biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý có xu hướng kéo dài nếu mẹ không tìm được giải pháp khắc phục triệt để, biếng ăn sinh lý chỉ diễn ra chóng vánh, trong khoảng 1 đến 2 tuần.

Sau khoảng thời gian này, cơ thể trẻ đã thích nghi với các giai đoạn chuyển đổi và trẻ sẽ trở lại ăn uống bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng nếu biếng ăn sinh lý kéo dài quá 1 tháng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu trẻ biếng ăn sinh lý?

Những dấu hiệu phổ biến trẻ có thể gặp phải bao gồm: Trẻ đột ngột biếng ăn với các dấu hiệu như bú ít hơn bình thường, không còn đòi bú, thậm chí không muốn bú mẹ.

Hoặc với trẻ đang ăn dặm thì lượng ăn của trẻ bỗng nhiên rất ít, gần như không muốn ăn kể cả những món ưa thích, trẻ ngậm đồ ăn, lười nuốt, nghiêm trọng hơn là khóc quấy, phun thức ăn ra ngoài, không chịu nuốt,…

Mỗi bữa ăn của bé có thể kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ. Trẻ nghịch ngợm và không chịu ngồi yên trong mỗi giờ ăn, thường xuyên mải chơi, quên ăn,…

Giai đoạn phổ biến

Trong các giai đoạn phát sau, hầu hết trẻ mắc chứng biếng ăn sinh lý:

  • Giai đoạn 3-4 tháng tuổi: Đây là thời kỳ trẻ tập lẫy và ngóc đầu.
  • Giai đoạn 6 tháng: Đây là giai đoạn trẻ tập ăn dặm, chuyển sang một chế độ ăn mới, làm quen với nhiều loại thực phẩm mới.
  • Giai đoạn 9-10 tháng: Đây là giai đoạn trẻ tập đi.
  • Giai đoạn 16-18 tháng: Đây là giai đoạn trẻ mải mê khám phá thế giới xung quanh nên tỏ ra hờ hững với bữa ăn.
  • Giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ (thường khoảng 2-3 tuổi): Việc thay đổi đột ngột môi trường sinh hoạt và chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, khiến trẻ sinh ra biếng ăn, kén ăn.
Giai đoạn phổ biến khi trẻ biếng ăn sinh lý?

Bên cạnh đó, một vài giai đoạn khác trẻ cũng có khả năng gặp phải chứng biếng ăn này đó là thời kỳ mọc răng, bị các bệnh thông thường như cảm cúm,…

Giải pháp khắc phục biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn sinh lý khiến trẻ không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động thường ngày, dẫn tới cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, chậm lớn,… Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì thời kỳ này sẽ qua nhanh, thay vào đó, bố mẹ cần quan tâm hơn đến chất lượng bữa ăn của bé, làm sao để kích thích bé ăn nhiều nhất có thể. Sau đây là một số cách để mẹ có thể tham khảo:

Tăng số bữa trong ngày nhiều lên, giảm lượng thức ăn trong từng bữa để bé không bị sợ ăn, chán ăn, ngược lại, vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cho bé. Những thực phẩm thích hợp làm bữa phụ là váng sữa, sữa chua, trái cây,…

Nên ưu tiên chọn những món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, cơm nát,… đặc biệt là các món mà ngày thường bé hay thích ăn. Dành thời gian để trang trí món ăn bắt mắt, ngộ nghĩnh để kích thích vị giác trẻ, khiến trẻ thích thú món ăn.

Giải pháp khắc phục là gì?

Nếu các bậc phụ huynh đã áp dụng đủ biện pháp mà chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ không được đẩy lùi, bố mẹ cũng không cần lo lắng và sốt ruột hay cố ép con ăn nhiều hơn. Bởi việc làm này rất dễ đem lại tác dụng ngược, đó là trẻ chẳng những không hết chán ăn mà còn trở nên sợ ăn, nghiêm trọng hơn là ám ảnh tâm lý mỗi bữa ăn, như vậy sẽ rất khó để khắc phục.

Thay vào đó, mẹ hãy tạo không thoải mái và vui vẻ trong mỗi bữa ăn của con, giúp bé thích nghi dần với giai đoạn phát triển thể chất mới, cảm thấy thích thú và hào hứng khi ăn, cứ vậy bé sẽ sớm trở lại ăn uống bình thường như xưa và đảm bảo sự phát triển toàn diện của cơ thể.

Ngoài ra,

mẹ có thể bổ sung các loại TPCN giúp hỗ trợ bé ăn ngon. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm của Úc thường được nhiều người sử dụng và có kết quả tốt như: Centrum kids, Lysine và kẽm

Centrum kid giúp bé ăn ngon

Tham khảo:

  • [MẪU MỚI] Centrum Kids – Siro Vitamin dành cho bé biếng ăn chính hãng ÚC
  • [MẪU MỚI]Bột Bioisland Lysine cho bé 150g – Bột tăng trưởng chiều cao, hỗ trợ ăn ngon
  • [MẪU MỚI] Kẽm Bioisland Zinc 120 viên nhai – Bổ sung Kẽm cho trẻ từ 1 tuổi

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết mà các mẹ bỉm sữa cần nắm được về chứng biếng ăn sinh lý. Mong những bậc cha mẹ đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm để đồng hành cùng con yêu trên hành trình khôn lớn, giúp bé đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của cơ thể và bắt kịp đà cao lớn.

THam khảo:

Top 3 Vitamin cho bé biếng ăn của Úc được nhiều cha mẹ tin dùng

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *