Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn WHO mới nhất 2019

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi chuẩn theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo từng tuần (cập nhật 2019 theo WHO)

Tuổi thai nhi Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần 8 1.6 1
Tuần 9 2.3 2
Tuần 10 3.1 4
Tuần 11 4.1 7
Tuần 12 5.4 14
Tuần 13 7.4 23
Tuần 14 8.7 43
Tuần 15 10.1 70
Tuần 16 11.6 100
Tuần 17 13 140
Tuần 18 14.2 190
Tuần 19 15.3 240
Tuần 20 25.6 300
Tuần 21 26.7 360
Tuần 22 27.8 430
Tuần 23 28.9 500
Tuần 24 30 600
Tuần 25 34.6 660
Tuần 26 35.6 760
Tuần 27 36.6 875
Tuần 28 37.6 1.000
Tuần 29 38.6 1.100
Tuần 30 39.9 1.300
Tuần 31 41.1 1.500
Tuần 32 42.4 1.700
Tuần 33 43.7 1.900
Tuần 34 45 2.100
Tuần 35 46.2 2.400
Tuần 36 47.4 2.600
Tuần 37 48.6 2.900
Tuần 38 49.8 3.000
Tuần 39 50.7 3.300
Tuần 40 51.2 3.500
Tuần 41 51.5 3.600
Tuần 42 51.7 3.700

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo từng tuần

Bảng cân nặng thai nhi được dò theo chiều ngang

Ví dụ:

Cân nặng thai nhi ở tuần 20 là 300gr và dài 25.6 cm, cân nặng thai nhi ở tuần 32 là 1.7 kg và chiều dài là 42.4 cm.

Bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao nhất sự phát triển của thai nhi qua từng tuần. Các chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn này được đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kì

Sau khi thăm khám và so sánh với bảng theo dõi cân nặng thai nhi, mẹ bầu sẽ biết con mình có đang phát triển tốt hay không? Thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn cân nặng thai nhi không? Từ đó, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần: bé được đo chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần 20 – 42: chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Từ tuần thứ 32: cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.

Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai

Thai nhi có chiều dài đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3 cm đồng nghĩa với việc bé cưng đang phát triển kích thước lớn hơn so với tuổi thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân.

Thai quá lớn có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Bản thân bé cũng có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh ung thư…

Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai

Nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân: Chức năng nhau thai có tốt, có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, dây rốn có vấn đề hay không, chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo, các vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ…

Xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng hay cách thư giãn, nghĩ ngơi hợp lý. Ngoài nguy cơ suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, trọng lượng thai nhi quá nhỏ còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh…

Cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn

  • Mẹ bầu không ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng

Không phải cứ ăn nhiều là tốt mà quan trọng là phải đầy đủ các chất dinh dưỡng

Có thể mẹ quan tâm:

Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ, thai nhi tăng cân vù vù?

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn con

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt nhất cho mẹ và con

[Giải đáp] Bà bầu nên uống thuốc bổ gì khi mang thai để tốt nhất cho mẹ và con

  • Kiểm soát cân nặng:

Không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong cả thai kì, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg. Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân, cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg.

Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0.5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần mà thôi.

  • Cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý
  • Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi
  • Thăm khám thai định kì để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần mang tính chất tham khảo để dựa vào đó mẹ có thể biết được bé yêu đang phát triển như thế nào. Mọi sự điều chỉnh khi thấy thai nhi lớn/nhỏ hơn so với bảng cân nặng trên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *