Cẩm nang bổ sung Axit Folic cho bà bầu tổng hợp đầy đủ mới nhất!

Acid Folic được ví von như là một siêu anh hùng trong thời kỳ mang thai! Axit Folic giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống của thai nhi.

Thế nhưng, các mẹ có hiểu rõ Axit Folic là gì? Bổ sung axit folic bằng cách nào và hàm lượng bao nhiêu thì đủ để phòng bệnh và tốt cho sự phát triển của bé?

Cùng theo dõi trong bài viết: Cẩm nang bổ sung Axit Folic cho bà bầu đầy đủ nhất dưới đây nhé!

Axit Folic là gì

Acid folic hoặc Folate hay còn gọi là vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B. Đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu

Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như rau lá xanh, hoa quả, đỗ hạt, lê và các loại hạt, thực phẩm lên men và thịt bò,…

Vai trò của Axit Folic

Axit Folic có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi

Khi cơ thể mẹ thiếu hụt axit folic sẽ khiến thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ sau này

Nếu bị thiếu axit folic, mẹ bầu có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, tiền sản giật, xuất huyết, suy dinh dưỡng bào thai, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, sinh con nhẹ cân

Ống thần kinh là nền tảng để phát triển hệ thần kinh hoàn thiện cho bé, bao gồm bộ não, hộp sọ, tủy sống và xương sống. Bào thai không được cung cấp đủ axit folic sẽ gây ra các dị tật cho trẻ như: Não úng thủy, nứt đốt sống, dị tật tim, liệt các chi, sứt môi, hở hàm ếch và thậm chí gây tử vong.

Tác dụng của Axit Folic với phụ nữ mang thai

  • Phòng ngừa bệnh thiếu máu, dị tật thai nhi

Tác dụng đầu tiên của Acid folic là giúp bổ máu, ngăn chặng sự xuất hiện của nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Đồng thời giúp phụ nữ mang thai phòng tránh được nguy cơ sinh non, nguy cơ sảy thai hoặc sinh con ra bị suy dinh dưỡng

Thời gian trước và trong khi mang thai, nếu phụ nữ bổ sung đủ lượng Acid folic cần thiết theo đúng liều lượng, thai nhi sẽ hạn chế được đến 70% nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Cụ thể như: Sinh ra thiếu một phần của não bộ, nứt đốt sống.

Bên cạnh đó việc mẹ bầu bổ sung đủ lượng Acid folic cần thiết cho cơ thể còn giúp trẻ em khi sinh ra không phải đối diện với nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc nguy cơ hở hàm ếch.

  • Ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ

Tình trạng thiếu Acid folic có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp đối với người mẹ trong thời gian mang thai

Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy việc cơ thể bổ sung đầy đủ lượng Acid folic cần thiết sẽ giúp phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Nếu sử dụng Acid folic một cách hợp lý, phụ nữ có thể giảm một phần nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cụ thể như: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, ung thư ruột kết

Ngoài ra, Acid folic còn được sử dụng trong những trường hợp ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

  • Chứng mất trí nhớ
  • Bệnh mất trí
  • Giảm dấu hiệu lão hóa
  • Nghe kém do tuổi tác
  • Xương yếu, loãng xương
  • Khó ngủ
  • Chân bồn chồn
  • Trầm cảm bao gồm cả trầm cả sau sinh
  • Đau cơ bắp
  • Đau thần kinh
  • Bệnh bạch biến
  • Hội chứng Fragile-X

  • Khả năng ngôn ngữ của trẻ

Acid folic mang rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Trong đó có khả năng ngôn ngữ của trẻ

Nghiên cứu thực tế cho thấy:

Khi so sánh kết quả giữa những phụ nữ có và không sử dụng Acid folic khoảng 4 tuần trước khi mang thai. Người ta nhận thấy rằng những mẹ bầu có sử dụng Acid folic khoảng 4 tuần trước khi mang thai giảm thiểu được nguy cơ trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ sau khi sinh ra

Mặc dù trước và trong thời gian mang thai, mẹ bầu đã bổ sung rất nhiều những dưỡng chất cần thiết khác. Thế nhưng Acid folic vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ giảm nguy cơ phát triển chậm trong kỹ năng ngôn ngữ

Khi nào cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Nên uống axit folic trước khi mang thai 3 tháng

Ống thần kinh của thai nhi phát triển từ rất sớm, vào tuần thứ 3 của thai kỳ, mà khi đó người mẹ còn chưa biết mình đã có thai. Vì thế, theo các bác sĩ, nếu bạn dự định mang thai, cần bổ sung axit folic ít nhất trước 3 tháng khi có kế hoạch bầu bí bằng các thực phẩm giàu axit folic và viên uống bổ sung axit folic

Hàm lượng Axit folic được khuyên dùng mỗi ngày trong thai kỳ

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2016, phụ nữ mang thai Việt Nam cần bổ sung từ 400-600mcg acid folic/ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước của tử cung, cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi

Cụ thể hàm lượng Acid folic được khuyên bổ sung trong từng thời kỳ như sau:

  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic (vitamin B9) mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai (thời điểm ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai) cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.
  • Khi mang thai: 600 mcg axit folic/ngày
  • Trong khi cho con bú: 500 mcg axit folic/ngày

Axit Folic có trong thực phẩm nào

  • Bông cải xanh súp lơ, bắp cải

Bông cảnh xanh, bắp cải, súp lơ là nhóm thực phẩm xếp đầu bảng

Trung bình 1/2 bát cho ta 51mg acid folic. Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải rất hợp để bổ sung acid folic vì nó dễ ăn, dễ tiêu hóa, không gây phản ứng phụ và có sẵn

Nhóm thực phẩm này còn cung cấp nhiều dưỡng chất cơ bản khác. Vì vậy, giới ẩm thực và dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày theo sở thích của mỗi người.

  • Bí đao

Đặc biệt là bí đao mùa đông được xem là nguồn cung cấp acid folic rất phong phú và dồi dào. Một bát bí đao có thể cung cấp tới 15% nhu cầu acid folic cho cơ thể mỗi ngày

Bí đao còn giàu vitamin B1, vitamin C, vitamin B6, niacin, pantothenic acid, fiber and và kali. Giống như bí ngô, dưa hấu, bí đao mùa đông rất giàu dưỡng chất, không để lại phản ứng phụ và dễ ăn cho tất cả mọi đối tượng.

  • Nấm

Các loại nấm nói chung được xem là nguồn dưỡng chất rất giàu acid folic, protein, vitamin, khoáng chất, acid amin, các chất chống oxy hóa và kháng sinh. Nấm có chứa canxi, kali, sắt, vitamin D, đồng, selen

Ngoài ra nấm còn là món ăn có hàm lượng mỡ, cholesterol, carbonhydrate thấp nên rất hợp với phụ nữ mang thai

  • Ớt chuông

lMột bát nhỏ 92g ớt chuông thô cung cấp cho cơ thể 10,5% nhu cầu acid folic cần thiết mỗi ngày.

Ngoài ra, ớt chuông còn giàu vitamin B1, C, B6, mangan, kali, chất xơ, trytophan và các chất chống oxy hóa khác. Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau, thường là ớt ngọt, dễ tiêu thụ, có mùi vị thơm và chế biến được nhiều món, giống như rau, có thể ăn sống hoặc chế biến theo sở thích của từng người

  • Đậu và các loại cây họ đậu

Rất đa dạng như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu nành, đậu ván, đậu Lima…

Rất giàu acid folic và là nguồn cung cấp chất đạm và khoáng chất bổ ích cho cơ thể

Trung bình, một bát hoặc 30g đậu đóng hộp cung cấp 8% nhu cầu acid folic cho cơ thể mỗi ngày. 1/2 bát đậu luộc cung cấp khoảng 12% nhu cầu acid folic cho cơ thể mỗi ngày

Đặc biệt, nhóm thực phẩm này rất an toàn cho nhóm người già, kể cả ăn chay lẫn những người không ăn chay.

  • Hoa quả và nước ép trái cây

Trái cây giàu axit folic như chuối, dưa hấu, chanh, cam, bưởi, nhóm quả mọng, cà chua. Có thể ở dạng tươi hay nước ép đóng hộp.

  • Rau diếp, xà lách

Theo nghiên cứu thì một suất ăn rau diếp, xà lách (khoảng 80g) cung cấp cho cơ thể 16% nhu cầu acid folic mỗi ngày

  • Nhóm ngũ cốc nguyên cám

Rất đa dạng như yến mạch, ngũ cốc, bánh mì Có thể thỏa mãn 25% đến 100% nhu cầu acid folic cho cơ thể. Ngoài ra, đây còn là nhóm thực phẩm dạng bột an toàn, rất ít khi xảy ra sự cố cho người già và phụ nữ mang thai.

  • Sữa bầu

Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, bên cạnh một chế độ ăn uống giàu axit folic mẹ bầu cũng có thể tăng lượng axit folic tự nhiên thông qua con đường uống sữa bầu.

Trên thị trường hiện có rất nhiều nhãn hiệu sữa bầu uy tín cho bạn lựa chọn và thông thường, các hãng sản xuất sẽ tính toán kỹ để khi bạn pha một ly sữa theo đúng tỷ lệ hãng đưa ra có thể bổ sung 150 – 200 mcg Axit folic vào cơ thể.

  • Sử dụng các thực phẩm chức năng

Elevit, Blackmores, Prenatal DHA, Pregnacare hay Procare sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu mẹ bầu muốn kịp thời bổ sung lượng lớn Axit folic đi kèm nhiều loại vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể trong suốt thời kỳ “tam cá nguyệt”

Thuốc axit Folic nào tốt cho bà bầu

Elevit chứa hàm lượng Axit Folic 800mcg

 

Thuốc bổ Elevit là sự lựa chọn sáng giá để bổ sung Axit Folic cho bà bầu bởi Elevit chứa:

  • Chứa hàm lượng Axit Folic 800mcg, cao hơn hầu hết các loại thuốc bổ bà bầu có trên thị trường hiện nay
  • Được nghiên cứu dựa trên công thức giúp giảm 92% tỷ lệ dị tật thai nhi
  • Hàm lượng sắt trong mỗi viên là 60mg, đã đầy đủ nhu cầu sắt cần thiết nên mẹ bầu không cần phải bổ sung viên sắt thêm nữa
  • Hàm lượng I-ốt 220mcg đáp ứng đầy đủ nhu cầu I-ốt
  • Thuốc Elevit còn chứa nhiều chất bổ, vitamin và khoáng chất cần thiết khác như: canxi, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, E, H, Sắt, Magnesium, Manganese, Phosphorus, Zinc… và nhiều vitamin cho bà bầu khác, để đáp ứng những nhu cầu thay đổi về dinh dưỡng trong suốt quá trình thụ thai, mang thai và cho con bú
Có thể mẹ quan tâm:

Review chi tiết nhất sản phẩm Elevit – Vitamin cho bà bầu

[Hướng dẫn] Cách uống elevit dha và canxi như thế nào là tốt nhất cho mẹ bầu từ A – Z

(Giải đáp) Uống Elevit khi nào là tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi

Một số lưu ý khi sử dụng Vitamin axit folic

  • Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó bạn hãy uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây
  • Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì axit folic sẽ làm giảm khả năng hấp thu
  • Uống axit folic thường hay bị táo bón nên cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ

Trên đây là tất cả nội dung có trong “Cẩm nang bổ sung Axit Folic cho bà bầu đầy đủ mới nhất”. Hy vọng các mẹ đã có được những thông tin hữu ích

Chúc các mẹ 1 thai kỳ khỏe mạnh!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *